Work Permit Applications
Để biết thông tin về LMIA, bấm vào ĐÂY
Nguyên tắc chung là người nộp đơn phải nộp đơn xin thị thực bên ngoài Canada để xử lý đơn xin giấy phép làm việc Work Permit. Hồ sơ có thể được nộp trực tuyến hoặc nộp tại các trung tâm phụ trách cấp thị thực Visa Application Centres (VAC) tại khu vực của bạn ở.
Cũng có các trường hợp ngoại lệ khi hồ sơ có thể được xử lý thông qua trung tâm phụ trách cấp thị thực ở Vegreville, Alberta. Cụ thể là Work Permit được cấp cho những người đã hoàn thành đại học, cho người muốn gia hạn giấy phép làm việc, cho người tị nạn, cho người có hồ sơ bảo lãnh đã được phê duyệt và đang chờ xử lý, cho vợ/chồng của những người có Work Permit và Study Permit, cho những người tham gia các hiệp định quốc tế đặc biệt hoặc chương trình trao đổi, cho những người đăng ký học chương trình co-op (công việc phải liên quan đến ngành học), cho những người làm việc trong trường khi đang học toàn thời gian, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, người nhận giải thưởng nghiên cứu, những cá nhân nổi tiếng (các nhà lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực), giảng viên khách mời, giáo sư thỉnh giảng. Đối với các hạng mục đặc biệt này, giấy phép làm việc không giới hạn Open Work Permit sẽ được cấp.
Vào ngày 21 tháng 4 năm 2008, chính phủ Canada đã ra thông báo sinh viên quốc tế có thể được cấp Open Work Permit theo chương trình cấp giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp, lên tới ba năm tùy thuộc vào thời gian quy định để hoàn thành chương trình theo học, không có giới hạn về loại công việc và không có yêu cầu về đề nghị tuyển dụng. Trước đây, tùy thuộc vào khu vực, sinh viên quốc tế chỉ có thể có được Work Permit trong một hoặc hai năm. Mục tiêu của chính phủ là cho phép linh động mở rộng thời hạn chương trình để sinh viên quốc tế có thể đạt được kinh nghiệm làm việc quan trọng tại Canada. Chính phủ hy vọng rằng kinh nghiệm làm việc tại Canada và sự quen thuộc với xã hội Canada sẽ cho phép sinh viên tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu để ở định cư tại Canada.
Những người được miễn xuất trình Work Permit nếu họ nhập cảnh vào Canada với mục đích làm việc như một nhà tư vấn học thuật hoặc giám định viên, trợ lý sau đại học, nhà nghiên cứu tự tài trợ. Những người này nhập cảnh vào Canada theo diện khách du lịch Visitor. Những người nhân viên tôn giáo cũng có thể nhập cảnh Canada theo diện Visitor.
Đối với một số ngành và nghề nghiệp, có những tiêu chí đặc biệt phải tuân thủ. Ví dụ, học giả, nông nghiệp theo mùa vụ, phim ảnh và giải trí, công nghệ thông tin, người chăm sóc sống chung, dự án thí điểm cho các nghề đòi hỏi bằng tốt nghiệp trung học hoặc đào tạo nghề cụ thể.
Đối với hồ sơ xin cấp thị thực nộp bên ngoài Canada, người nộp đơn trước hết phải có được lời mời làm việc từ một nhà tuyển dụng đủ điều kiện. Công việc phải là một trong những công việc thiếu nhân lực. Nhà tuyển dụng sẽ phải chứng minh rằng không có công dân Canada hoặc thường trú nhân nào đáp ứng đủ điều kiện cho vị trí đó. Việc yêu cầu cấp xác nhận từ cơ quan Employment Social Development Canada (ESDC) phải được hoàn thành trước khi người nộp đơn có thể nộp đơn xin thị thực để có được Work Permit. Tiền lương thỏa thuận sẽ phải ở mức tiền lương trên thị trường cho vị trí đang được tìm kiếm. Tuy nhiên, việc có được xác nhận của ESDC không đảm bảo rằng cơ quan cấp thị thực sẽ phê duyệt hồ sơ xin Work Permit.
Ở một số tỉnh bang, những việc làm thiếu nhân lực được đăng trên trang web của chính quyền tỉnh. Ngoài ra, đối với một số tỉnh, có những chương trình đặc biệt dành cho các nghề lao động cụ thể.
Một số chương trình cũng cho phép người nộp đơn bỏ qua xác nhận từ ESDC. Tài liệu hướng dẫn xuất nhập cảnh cũng liệt kê nhiều vị trí nghề nghiệp sẽ được miễn xác nhận. Một ví dụ về một đương đơn được miễn xác nhận là một nhân viên tôn giáo. Tuy nhiên, Visa được cấp sẽ là Visitor visa - Visa du lịch cho phép làm việc như một công nhân tôn giáo. Loại thị thực đó cụ thể sẽ được đặt tên là Visitor Permit.
Quebec Study and Work Permits:
Xin lưu ý rằng thủ tục cho những người muốn học tập hoặc làm việc tại Quebec sẽ khác so với các tỉnh bang khác.
Provincial Nominee Programs and Work Permits:
Một số chương trình đề cử của các tỉnh bang Provincial Nominee Programs (PNPs) sẽ cấp ngay Work Permit sau khi phê duyệt sơ bộ để cho phép người nộp đơn làm việc tại Canada trong khi việc xử lý đơn xin nhập cư đang được hoàn tất. Các quy tắc khác nhau tùy thuộc vào PNP.
Lưu ý cuối cùng:
Trong nhiều trường hợp, nhiều người tìm cách nhập cảnh vào Canada tạm thời, tự nộp đơn mà không tham khảo tư vấn pháp lý, đặc biệt là nộp đơn xin visa du lịch - Visitor Visa. Tuy nhiên đối với các trường hợp này, khi bị cục quản lý xuất nhập cảnh Canada từ chối hồ sơ, nỗ lực thử lại lần hai khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là khi xin Study Permit hoặc Work Permit. Nếu người nộp đơn muốn tìm cách an toàn và ít rủi ro nhất để nộp đơn xin Study Permit hoặc Work Permit, cần phải có sự trợ giúp chuyên nghiệp ngay từ đầu, trước khi bị từ chối do các vấn đề phát sinh. Việc tham khảo tư vấn pháp lý về cách thức tốt hơn để đặt nền tảng cho hồ sơ xin thị thực tạm thời (Visitor, Study and Work Permit) là rất quan trọng để đảm bảo thành công, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay khi các cơ quan xuất nhập cảnh nghiêm ngặt hơn trong việc áp dụng các quy tắc và quy định về visa nhập cảnh tạm thời. Thêm nữa, với xu hướng hiện tại về việc từ chối thị thực tạm thời gia tăng, bạn nên tham khảo tư vấn từ luật sư di trú đủ điều kiện về những rủi ro và rắc rối có thể gặp phải. Như thường lệ, đương đơn xin thị thực tạm thời, đặc biệt là các hồ sơ xin cấp Work Permit và Study Permit, nên tham khảo tư vấn pháp lý hợp lý và trung thực để người nộp đơn xin visa không mất quyền duy trì tư cách học tập hoặc làm việc tại Canada.
Để biết thêm thông tin xin liên lạc với chúng tôi tại Văn phòng Luật Marvin Moses.
(Vì các vấn đề và sự việc trong thực tế khá phức tạp, bạn nên tìm kiếm tư vấn pháp lý chuyên môn và phù hợp trước khi hành động theo bất kỳ thông tin nào trong bài viết này. Mặc dù nhiều công sức được bỏ ra để đảm bảo tính chính xác của thông tin trong bài viết, không cá nhân hoặc tổ chức nào tham gia vào việc chuẩn bị hoặc phân phối bài viết này phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung của nó hoặc bất kỳ hậu quả nào phát sinh từ việc sử dụng nó.)