Skip to: site menu | section menu | main content

English | 中文 | 한국어 | 日本語 | Tiếng Việt

Văn Phòng Luật Moses

Cung cấp những dịch vụ về di trú từ năm 1988

Currently viewing: Văn Phòng Luật Moses » Trang chủ » Bảo lãnh gia đình » Bảo lãnh vợ chồng, con cái

Bảo lãnh vợ chồng


Hồ sơ sẽ được xử lý nếu:

  1. người được bảo lãnh đã kết hôn với công dân Canada hoặc thường trú nhân, và

  2. vợ/chồng của người được bảo lãnh đã nộp đơn cam kết hỗ trợ tài chính cho người được bảo lãnh.


Hồ sơ xin bảo lãnh sẽ bị từ chối nếu:

  1. người được bảo lãnh kết hôn chỉ với mục đích trở thành thường trú nhân của Canada,

  2. vợ/chồng của người được bảo lãnh rút hồ sơ bảo lãnh, thường xảy ra trong trường hợp ly hôn hoặc ly thân,

  3. người bảo lãnh không thể hỗ trợ tài chính cho người được bảo lãnh và người được bảo lãnh không thể hoặc không sẵn lòng tự hỗ trợ tài chính cho bản thân mà phải phụ thuộc vào phúc lợi của chính phủ, hoặc

  4. người được bảo lãnh hoặc bất kỳ con cái phụ thuộc nào của người đó phạm tội nghiêm trọng bị cấm nhập cảnh hoặc vi phạm các điều khoản, điều luật nhập cư, hoặc là mối đe dọa an ninh cho Canada. Lưu ý rằng người được bảo lãnh và người phụ thuộc họ phải có hộ chiếu hoặc giấy thông hành hợp lệ.


Người bảo lãnh có thể bảo lãnh cho vợ/chồng nếu:

  1. người bảo lãnh là công dân Canada hoặc thường trú nhân,

  2. người bảo lãnh ít nhất đủ 18 tuổi khi nộp đơn cam kết hỗ trợ tài chính,

  3. người bảo lãnh (nếu là thường trú nhân) đang sinh sống ở Canada và

  4. người bảo lãnh không vi phạm cam kết hỗ trợ tài chính cho bất kỳ người nào được bảo lãnh trước đó.


Bổ sung thêm cho các tình huống nêu trên, người bảo lãnh không thể bảo lãnh cho vợ/chồng trong những tình huống sau:

  1. người bảo lãnh trước đó đã bảo lãnh cho vợ/chồng cũ trong vòng 3 năm trở lại đây,

  2. người bảo lãnh được bảo lãnh bởi vợ/chồng cũ hoặc người từng chung sống với mình như vợ/chồng và trở thành thường trú nhân trong vòng 5 năm trở lại đây,

  3. người bảo lãnh đang ở trong tù hoặc đang chịu án treo chưa được giải quyết,

  4. người bảo lãnh trước đó đã bị buộc tội bạo hành trong gia đình.


Có hai kiểu hồ sơ bảo lãnh vợ chồng:

1. Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng trong Canada

Nếu vợ/chồng người bảo lãnh đã ở Canada, hồ sơ bảo lãnh vợ chồng có thể được xử lý trong Canada. Người đựoc bảo lãnh có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc không giới hạn (open work permit) trong khi hồ sơ bảo lãnh đang được xử lý.

2. Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng ngoài Canada

Người bảo lãnh và người được bảo lãnh có thể chọn nộp hồ sơ bảo lãnh vợ chồng được xử lý bên ngoài Canada. Trong trường hợp này, hồ sơ được xử lý tại cơ quan phụ trách cấp thị thực tại quốc gia mà đương đơn là công dân hoặc đã cư trú hợp pháp ít nhất một năm. Người nộp đơn có thể cư trú tại Canada trong khi hồ sơ bảo lãnh đang được xử lý bên ngoài Canada, miễn là người nộp đơn có thể duy trì tư cách cư trú hợp pháp tại Canada.


Bảo lãnh vợ chồng thường được xem là khá đơn giản. Trong nhiều trường hợp, một người sẽ kết hôn với người yêu mình ở nước ngoài và ngay sau đó nộp đơn xin tài trợ cho vợ/chồng mình đến Canada. Thật không may, mặc dù kết hôn hợp pháp và có giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh điều đó, cơ quan cấp thị thực ở nước ngoài vẫn có quyền từ chối đơn xin bảo lãnh với lý do họ không tin cuộc hôn nhân đó là thật, và việc kết hôn chỉ là một trong những cách để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cư vào Canada.


Mặc dù nhân viên cấp thị thực có thể đúng trong nhiều trường hợp, nhưng cũng có nhiều trường hợp cách trình bày hồ sơ của người nộp đơn khiến nhân viên cấp thị thực hiểu sai và nghi ngờ tính hợp pháp của cuộc hôn nhân. Ví dụ, tại một cuộc phỏng vấn, người vợ/chồng có thể thêm thắt một số chi tiết vào mối quan hệ hoặc có thể nói dối, với niềm tin rằng điều đó sẽ giúp hồ sơ của họ mạnh hơn. Họ không nhận thức được rằng những phần thêm thắt và sự giả dối này là không cần thiết và sẽ dẫn đến thất bại của hồ sơ. Nhân viên cấp thị thực thường xem xét độ đáng tin của các cặp vợ chồng, và cũng tìm kiếm sự mâu thuẫn giữa những gì mà một người nói và vợ/chồng của người đó nói. Tốt hơn hết là phải trung thực và thẳng thắn khi trình bày tại cuộc phỏng vấn. Quá nhiều sáng tạo thường là phản tác dụng trong việc chứng minh một cuộc hôn nhân thật sự. Lời giải thích quá mức về các sự kiện hoặc vấn đề hôn nhân cũng có thể dẫn đến sự từ chối của nhân viên cấp thị thực. Lời giải thích hợp lý về các khía cạnh khác thường của cuộc hôn nhân là rất quan trọng để tránh bị các nhân viên cấp thị thực từ chối hồ sơ bảo lãnh. Câu ngạn ngữ 'trung thực là tốt nhất' là rất thích hợp để áp dụng trong những trường hợp này.


Lưu ý cuối cùng:

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã trở nên nghiêm ngặt hơn trong việc áp dụng các quy tắc và quy định bảo lãnh. Như thường lệ, người nhập cư tiềm năng và người bảo lãnh của mình nên tìm kiếm tư vấn pháp lý hợp lý và trung thực để người nhập cư tiềm năng không mất cơ hội đến Canada.